non bao hiem hoi
Ông Võ Văn Bé, 50 tuổi, ở quận Bình Tân, TP HCM phát minh ra chiếc mũ bảo hiểm (MBH) rất độc đáo: khi cần sử dụng thì chỉ việc bơm hơi vào, không thì xì hơi ra...

Bán nhà để thực hiện ý tưởng

Cách đây 10 năm, người em trai duy nhất của ông Bé đã qua đời  vì tai nạn giao thông (TNGT). Ông Bé nhớ lại chiếc MBH mà em ông đội trên đầu đã bị bể nát, em của ông bị chấn thương sọ não mà tử vong. Trước nỗi đau đó, ông cố gắng tự nhủ sẽ làm một chiếc nón bảo hiểm thật tốt để không có gia đình nào phải chịu những nỗi đau mất người thân vì tai nạn giao thông như ông.
Ông nổ lực bắt tay vào nghiên cứu mày mò sách vở tài liệu liên quan đến nón bảo hiểm (MBH). Ông bắt đầu ltìm hiểu về nguyên lý, cấu tạo, sức chịu lực của MBH đang bán trên thị trường. Sau đó, ông nghỉ là mình phải làm một chiếc mũ tốt hơn,chịu lực hơn,  không bị vỡ, độc đáo hơn và lạ hơn và chỉ có ở Việt Nam. Vì thế  ý tưởng MBH bằng hơi ra đời.

Sau nhiều năm mày mò nghiên cứu, ông Bé  thấy MBH bằng hơi khi va đập sẽ hấp thu xung lực tốt hơn mũ nhựa. Như vậy, nó sẽ làm giảm bớt nguy hiểm cho người bị va đập. Đạt được điều này là do ông đã biết dựa vào nguyên lý tản lực (nghĩa là khi tác động một lực vào MBH hơi thì lực đó sẽ được tản đều ra khắp mũ thay vì tập trung một chỗ).
Làm sao để biến nó thành cái MBH như mong đợi ,ông đã bán hai căn nhà để có tiền nghiên cứu”, ông Bé vừa chỉ vào nón, vừa nói. Quyết tâm làm, ông đã tìm kiếm tài liệu khắp nơi, cả trong nước lẫn nhờ bạn bè ở nước ngoài hỏi giúp, nhưng không ở đâu có tài liệu nói về MBH hơi. Nhiều lần thất bại, hết tiền, ông Bé đã phải mang ý tưởng của mình rao bán, hoặc hợp tác đầu tư tại sàn giao dịch ý tưởng. Kết quả là ai cũng cho rằng ý tưởng của ông rất điên rồ và  hoang đường, thiếu thực tế.
Tiếp tục cải tiến mũ
Ông Bé vui mừng khoe: sau khi sản phẩm đưa ra bán thử nghiệm trên thị trường được một tháng để lấy ý kiến đóng góp của người tiêu dùng, ông đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ Đài Loan, Mỹ, Thái Lan, Campuchia… để trang bị cho các đoàn đua xe đạp. Nhưng, ông vẫn đang xem xét...

Ông Bé cho biết đặc tính nổi trội của MBH hơi là siêu nhẹ, nên rất phù hợp cho trẻ em để tránh tổn thương khi phải đội những chiếc mũ quá nặng. Tuy vậy, MBH hơi vẫn có một số nhược điểm so với nón bảo hiểm bằng nhựa như gây nổ, xì hơi nếu để mũ ở những nơi có nhiệt độ cao từ 80 - 100oC, hay để vật nhọn như kim, dao nhọn đâm thủng...
Do đó, ông Bé đang nghiên cứu cải tiến, tìm những vật liệu có khả năng chống đâm thủng để chiếc MBH hơi được hoàn hảo hơn nữa. Ông mong muốn trong tương lai, chiếc mũ này sẽ được sử dụng cho người đi xe gắn máy thay vì chỉ dành cho người đi xe đạp như hiện nay.
MBH hơi hiện chỉ được sử dụng cho người đi xe đạp và sắp tới sẽ cải tiến để người đi xe máy có thể dùng được. Mũ chỉ nặng từ 200 – 240 gr, có bốn lớp. Mũ được cấu tạo bằng những túi hơi liên thông với nhau. Ngoài cùng là lớp vỏ trang trí không thấm nước, chịu được lực ma sát, lực kéo căng và va đập. Kế tiếp là lớp nhựa đặc biệt EVA dùng để chứa hơi. Lớp nhựa này có ưu điểm giữ hơi lâu. Tiếp theo là lớp bố chịu lực. Ba lớp này được ép bằng máy thủy lực và gia nhiệt để chúng kết dính chặt với nhau. Trong cùng mới là lớp lót. Tất cả các chất liệu vải sử dụng làm mũ đều là vải tiệt trùng, không gây mùi hôi, ngứa da đầu cho người đội.
Khi sử dụng, bơm hơi vào mũ, dùng xong có thể xả hơi để cất vào túi xách. Chỉ mất khoảng một phút bơm tay là đủ lượng hơi cho mũ căng phồng. Van bơm hơi của mũ được cấu tạo để cho khí vào nhưng không thể thoát ngược trở lại. Trên mũ có những lỗ thông khí nhỏ để thoát mồ hôi, chống bí cho người đội.