cach ve sinh non bao hiem
Bạn có bao giờ quan tâm đến việc vệ sinh nón bảo hiểm chưa, nếu chưa bao giờ quan đến thì các bạn nên vệ sinh nón của mình ngay nhé! bạn có biết nón bảo hiểm để lâu ngày không vệ sinh sẽ sinh ra nấm và ẩm móc gây ngứa ngáy da đầu sinh ra gàu....và tệ hơn là bệnh nấm da đầu nữa...
Dưới đây là 1 vài phương pháp vệ sinh nón nhanh và hiệu quả

I. Loại nón bảo hiểm có thể tháo rời
- Việc tháo rời các bộ phận trên mũ bảo hiểm sẽ giúp làm vệ sinh nhanh hơn và dễ dàng hơn. Đầu tiên hãy tháo hết các bộ phận của mũ như: quai, kính che mặt hoặc lưỡi trai, lớp lót xốp và lớp vải đệm bên trong NÓN BẢO HIỂM. Bạn hãy làm nhẹ tay để tránh trầy xước và sắp xếp các bộ phận theo trình tự để dễ lắp ráp sau khi làm sạch xong.

- Hòa tan một ít dầu gội đầu với nước ấm trong chậu. Ngâm lớp lót xốp vào chậu khoản 10 đến 15 phút rồi dùng bàn chải đánh răng chà sạch bụi bẩn, sau đó xả lại sạch bằng nước ấm. Riêng phần vải đệm và quai nón bảo hiểm có thể giặt sạch bằng bột giặt  rồi ngâm nước xả vải cho mềm và thơm, hoặc dùng dầu gội để giặt sạch.

- làm sạch phần kính hoặc lưỡi trai dùng nước xịt kính xịt lên kính che mặt hoặc lưỡi trai, sau đó lau sạch bằng vải mềm cho đến khi sáng rõ. Lưu ý phần kính, đừng để trầy xước vì sẽ ảnh hưởng đến tầm quan sát  khi lái xe.

- Đối với vỏ mũ bảo hiểm, dùng khăn mềm nhún ít nước xà bông, lau nhẹ nhàng cho hết vết dơ bẩn, Lưu ý  không sử dụng nước tẩy có hoạt tính mạnh sẽ làm bay hoặc làm phai màu sơn của nón,  sau đó dùng khăn lau lại bằng nước ấm sạch. Dùng tăm bông làm sạch các lỗ thông gió nếu có.

- Phơi khô hoặc sáy khô tất cả các bộ phận ở nơi thoáng mát, có thể dùng quạt thổi cho mau khô. Tránh phơi dưới ánh nắng mặt trời. Khi tất cả đã hoàn toàn khô ráo và cuối cùng là lắp ráp lại như cũ.


II. Loại nón không thể tháo rời

- Pha sẵn một thau nước ấm với dầu gội đầu. Rửa sạch bụi bẩn bám bên ngoài vỏ nón sau đó ngâm nón vào trong dung dịch đã pha cho ra hết chất bẩn. Nhẹ nhàng cọ rửa lớp xốp và kéo lớp vải đệm ra để giặt sạch. Cuối cùng xả lại bằng nước sạch.

- Với phần vỏ nón, làm sạch như trường hợp trên, sau đó phơi mũ bảo hiểm ở nơi thoáng mát hoặc dùng quạt để làm khô. Lưu ý, nón phải thật khô ráo mới sử dụng, nếu không vô tình bạn đã “tiếp tay” cho vi khuẩn và làm nón “bốc mùi”.

Vài mẹo bảo quản nón bảo hiểm.

- Khi đi mưa về, hãy dùng khăn mềm lau khô nón bảo hiểm  và kính che mắt, sấy khô quai nón và lớp lót để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.

-  Không nên đội mũ bảo hiểm khi tóc ướt vì da đầu dễ sinh gàu và bị nhiễm nấm.

- Tuyệt đối không để găng tay, khăn mặt hoặc bất kỳ vật gì vào trong nón. Bụi bẩn và mồ hôi bám trong găng tay dễ bị “lây” qua nón, làm lớp lót bên trong chóng hỏng.

- Lưu ý bảo quản kính che mắt của nón bảo hiểm, dùng vải mềm lau chùi thường xuyên để có thể nhìn rõ hơn. Nếu bị trầy xước quá nhiều thì nên thay mới.

- Chú ý vệ sinh nón ít nhất một tháng/lần.

- Không kéo căng quai nón. Việc thường xuyên treo mũ bảo hiểm trên kính xe khiến quai mũ dễ bị mòn và đứt đột ngột, gây nguy hiểm.
- Cẩn thận khi cầm nón, không để nón rớt nhiều lần vì sẽ làm rạn nứt lớp lót xốp bảo vệ bên trong.

- Cuối cùng, chiếc nón bảo hiểm đảm bảo an toàn cho bạn khi lưu thông trên đường, vì vậy nên đầu tư một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng tốt. Bạn  nên thay mới nón khoảng hai-ba năm một lần. Không nên sử dụng một chiếc nón bảo hiểm quá 5 năm. Và quan trọng nhất bạn nên sử dụng nón bảo hiểm chính hiệu đạt chuẩn. Vừa đẹp lại vừa an toàn còn gì bằng ?